Quan hệ giữa chủ và thợ trong tiệm nails là
mối quan hệ hai chiều phụ thuộc vào nhau. Đối chủ tiệm việc tạo được mối quan hệ tốt với thợ, giữ
được thợ giỏi cho tiệm, có ý nghĩa quan trọng ngang tầm với việc giữ được khách
hàng cho tiệm . Còn thợ nails biết làm việc gần gũi với đồng nghiệp và chủ tiệm
cũng quan trọng không kém, là một trong những điều kiện giúp tiệm nails kinh
doanh tốt, qua đó đảm bảo được thu nhập và tương lai cho chính người thợ nail.
Một tiệm không thể kinh doanh thành công và cạnh tranh tốt nếu quan hệ chủ thợ
luôn xung khắc. Muốn chiếm được vị thế cạnh tranh trong ngành nails, mọi người
trong cùng tiệm cần biết cách làm việc chung với nhau, sao cho tiệm luôn có bầu
không khí hoà đồng, vui vẻ, tạo cho khách sự hứng thú và dễ chịu mỗi lần đến
tiệm và không muốn bỏ đi tiệm khác.
Trao đổi với Cô Thảo.N – một thợ nail sống ở vùng Bolsa, làm
nail ở vùng Long Beach chúng tôi tìm hiểu :
-
Em
làm nail lâu chưa ?
-
Khoảng
hơn 15 năm .
-
Wow
! Từ lúc ra nghề đến giờ em đã làm qua bao nhiêu tiệm nails rồi ?
-
Khoảng
4-5 tiệm ...
-
Tiệm
hiện nay làm được bao lâu ?
-
Hơn
6 năm ...
-
Chà
...làm lâu vậy chắc em là “thợ ruột” của tiệm rồi ?!
- Anh
nói đúng. Chủ tiệm cưng em lắm, vì em build được khách cho tiệm, làm việc đúng
giờ giấc, siêng năng và cẩn thận.
-
Rất
hay ! Theo em, thợ nails nên giữ mối quan hệ ra sao với chủ ở góc độ nghề
nghiệp ?
- Ah
...trong giao tiếp nên cởi mở, thành thực với chủ. Cố gắng và luôn chắc rất
việc làm của mình có lợi và đạt yêu cầu của tiệm. Thợ nên sẵn sàng tiếp nhận
gợi ý của chủ về mặt kỹ thuật nghề nails và giao tiếp với khách. Không nên tranh công tranh việc với người
khác. Có thắc mắc hay vướng mắc về công việc nên trao đổi trực tiếp chủ hơn là
với khách hay đồng nghiệp. Tuyệt đối không mượn tiền bạc của chủ, có tinh thần
bảo vệ và tìm cơ hội quảng cáo tiệm của mình với khách ...
- Em
có nhiều kinh nghiệm trong việc quan hệ với chủ đó... Còn những tiệm trước, tại
sao em bỏ đi ?
-
Mới ra nghề ... do bồng bột hay tự ái ... làm được vài năm thì gặp chủ
không không khéo lắm ... chủ gì tranh cả khách với thợ ... Có chủ tiệm là nam
thì có ý muốn “ cua” cả thợ ... làm mất tự nhiên nên bỏ đi . Hay có chủ bao
lương thợ nhưng khi ít khách, trả tiền lại không được vui vẻ ...
-
Việc ăn chia trong công việc ra sao ?
-
Tùy theo thỏa thuận giữa chủ và thợ. Có khi là 6 – 4 ( chủ 4, thợ 6 ) có
khi là 5-5 hoặc là bao lương ( có tiệm bao lương ở mức nào đó trên tuần, nếu
thợ làm hơn còn được ăn chia thêm ) . Miễn là hai bên có lợi và vui vẻ. Thái độ
của chủ trong tính toán và chi trả lương cũng là một khía cạnh tế nhị, dẫn đến
việc thợ gắn bó hay rời bỏ tiệm đó anh ! ...
Những điều cô thợ lành nghề ấy tâm sự, nói
lên hai mặt của một vấn đề quan trọng trong kinh doanh nghề nail, đó là “ quan
hệ chủ và thợ”. Trong những năm qua Nails Việt kinh doanh thành công và chiếm
lĩnh được thị trường nails ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành đạt này,
trong đó quan hệ “ chủ – thợ” là một yếu tố tích cực. Những tiệm Nails Việt trụ được
và phát triển tốt, thường có không khí làm việc trong tiệm rất vui vẻ , cởi mơ,
chủ biết điều thợ theo turn hay theo tua một cách êm thấm và có khi mang ý
nghĩa điều tiết thu nhập cho thợ trong ngày một cách khéo léo. Mặc khác quan hệ
chủ – thợ về mặt pháp luật còn là mối quan hệ gắn bó liên quan đến quyền và
nghĩa vụ ( trong đó có nghĩa vụ thuế ), khuynh hướng gần đây các tiệm nails lâu
năm i1ch sử dụng mẫu thuế W2, vì việc nộp thuế định kỳ rõ ràng kể cả tiền tips
của thợ. Chủ cũng có nghĩa vụ đóng các khoản thuế thất nghiệp, một phần thuế an
sinh xã hội, thuế y tế cho thợ. Quan hệ chủ – thợ càng minh bạch rõ ràng hơn
khi cả hai phía đều hoàn tất tốt các nghĩa vụ kinh doanh, hành nghề và thuế vụ
...
... Trao đổi với Chị Thúy.P.T chủ một tiệm nail bên trong khu Bestway Super Market ở vùng Los Angeles , chị cho biết :
-
Tiệm tụi em vui lắm ... như gia đình vậy. Chủ – thợ rất cởi mở với nhau
như chị em, không có việc giành khách, nói xấu hay cải vả với nhau, cả giữa thợ
với nhau cũng vậy.
-
Chị
có bao giờ can thiệp vào turn của thợ, đổi người này người khác không ?
-
Cũng có ... ví dụ như có cô làm facial lẫn nail , trong ngày làm facial
nhiều tiền rồi ... dù đến turn làm nail ( khách làm chân ) mình cũng có thể đổi
cho người khác làm , nhất là mấy cô thợ trong ngày gặp toàn khách khó tính hay
làm chỉ toàn gặp khách làm tay ... thu nhập ít hơn ... Hoặc trong tiệm có thợ
nail nam chỉ làm bột ... gặp ngày ít khách nên ưu tiên phần nào khách cho thợ
nam nhất là mấy cô làm nước nhiều khách rồi ...
-
Có
bao giờ chị đăng báo tìm thợ .. có người đến ... chị lại không nhận không ?
-
Cũng
có ... làm thử 01 - 02 ngày thấy không được mình không nhận ?
-
Vì
sao ?
-
Có khi do tay nghề kém quá , có khi do tính cách không hay như không
biết tôn trọng tay nghề của chủ tiệm hay đồng nghiệp ... Có khi lại nói xấu
đồng nghiệp hay nhiều chuyện quá ( cười ) ...
-
Thế
thợ đi xuyên bang thì sao ?
- Ah ... cái này thì có khác ... Hồi trước em có
tiệm ở Tiểu bang xa, cưng thợ như cưng trứng vậy, chiều hết mức luôn ... Vì
muốn giữ được khách thì cần phải giữ được
thợ tốt thợ giỏi mà ... Tuy vậy, gặp thợ “ quậy” quá, cùng đành bye thôi ! ...
Người thợ nails giỏi cần phải biết chứng minh mình là một kiểu mẫu
khả ái cho khách hàng, vì bạn thực tế là một thành viên của Ngành Thẩm Mỹ “
Ngành Làm Đẹp” . Do vậy, ngoài việc bạn
cần mặc trang phục sạch sẽ, thích hợp với tiệm ; trang điểm thanh nhã, giữ da
dẻ móng tay móng chân thanh lịch, tóc tai gọn gàng ... có kỹ năng làm việc
nhuần nhuyễn ... thì việc thể hiện mối quan hệ với chủ và đồng nghiệp một cách
gần hoà đồng vui vẻ là điều không thể thiếu. Ngược lại một chủ tiệm muốn thu
hút được khách, ngoài việc cung cấp được sản phẩm dịch vụ nails chất lượng, giá
cả phù hợp, trang trí bày biện thanh lịch trong tiệm .... thì việc giữ được
không khí làm việc thân thiện, hứng thú trong mối quan hệ “chủ - thợ”, “thợ -
thợ” nhẹ nhàng, thoải mái sẽ có tác động tích cực đến khách, làm cho họ thích
đến tiệm và đưa thêm bạn bè người thân đến tiệm của bạn. Phải hiểu rằng sự
thành công của tiệm là do nổ lực của cả chủ lẫn thợ trong cùng một môi trường
làm việc.
Kỹ nghệ Nails ở Mỹ phát triển mạnh mẽ, cũng
đồng nghĩa với việc những đòi hỏi của khách hàng ngày một cao hơn. Những cẩn trọng trong việc
xây dựng cho tốt quan hệ “chủ – thợ “, vấn đề “ vệ sinh – môi trường”, vấn đề “
cạnh tranh lành mạnh”, vấn đề “ nghệ thuật kinh doanh” ... đều có những ý nghĩa
sống còn với sự tồn tại và phát triển của tiệm nails trong một tương lai dài.
Riêng vấn đề quan hệ “chủ – thợ” trong nails Việt nó có thể là điểm mạnh hay
điểm yếu, tùy theo việc Tiệm Nails xác lập cách thức quản lý kinh doanh trong
tiệm ra sao ? Trong thời gian qua, nó là điểm mạnh trong Nails Việt nhưng vẫn
có không ít những điều chưa hay , thậm chí những giọt nước mắt đã từng phải chảy trên những
khuôn mặt những cô thợ nails Việt nhỏ nhắn ... Vấn đề là chúng ta cần nhìn nhận
đúng vai trò của Tiệm Nails và nhân cách của người làm Nails mà xây dựng mối
quan hệ giữa “người và người” trong kinh doanh nghề Nails sao cho luôn tốt đẹp ! ...
Cảnh làm nail cho khách trong tiệm nail ở Mỹ
DIÊN
HỒNG
(LINH
TRẦN-CALIFORNIA)